1. Tủ điện trung thế là gì ?
– Tủ điện trung thế được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành và đã được ứng dụng rộng rãi trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các Công ty điện lực, khu công nghiệp, khu dân cư và các nhà máy….Hiện nay tủ trung thế là một thiết bị điện quan trọng các công trình xây dựng điện công nghiệp, thương mại và dân dụng.
– Kết cấu tủ đảm bảo độ an toàn cao: Vỏ tủ được làm từ tôn dày 2mm, đảm bảo vững chắc, các thiết bị đóng cắt như máy cắt được bố trí hợp lý và được bảo vệ bằng một cánh phía trong của tủ.
2. Cấu tạo của tủ điện trung thế
Tủ điện trung thế có cấu tạo bao gồm: Vỏ tủ được làm bằng tôn dày khoảng 2mm, mạ cách điện, vững chắc, các thiết bị điện đóng cắt được đặt độc lập, hợp lý và được bảo vệ bằng một cánh phía trong của tủ.
Trong tủ gồm có các thiết bị như tủ bảng điện đến 24KV,và được sử dụng trong ngành điện lực, các cao ốc thương mại hoặc trong các nhà máy công nghiệp.
Phân loại tủ điện trung thế
Tủ điện trung thế được phân loại như sau:
- Tủ trung thế: VCB, LBS, DS
- Tủ ATS trung thế
- Tủ RMU
- Tủ tụ bù trung thế
- Tủ nhị thứ
3. Đặc điểm của tủ trung thế
Dưới đây là một vái đặc điểm của tủ điện trung thế khi được sản xuất tại công ty
- Sản cuất theo tiêu chuẩn IEC 62271-105 và IEC 60470 và điện áp định mức lên đến 12kV, loại trong nhà, có 3 cực
- Được sử dụng cho các động cơ trung thế, máy biến áp và tụ bù
- Có độ an toàn và tin cậy với vỏ contactor hoàn toàn kín và áp suất khí SF6 thấp 2.5 bar.
- Được chia thành các ngăn riêng biệt và chuyên dụng để nần cao mức độ an toàn và tính hoạt động liên tục
- Có các loại MV contactor: có 2 loại bản thiết kế gồm cố định và tháo lắp được
- Contactor sử dụng SF6 cùng với kĩ thuật dập hồ điện quang- kĩ thuật hồ quang xoáy- dập hồ quang và phục hồi điện môi nhanh chóng, hạn chế được sự mài mòn của các tiếp điểm
- Độ bền cơ của tủ điện trung thế tại Hahuco cao 100000-300000 lần
- Độ bền điện được nâng cao nhờ công nghệ khí SF6 giảm thời gian xảy ra hồ quang và giảm sự kéo dài của hồ quang
- Điện áp xung quanh khi đóng cát thấp ngăn ngừa hiện tượng hủy cách điện cuộn dây của động cơ
- Có hai loại contactor để lựa chọn cho từng như cầu, mục đích sử dụng là có chốt giữ bằng điện và loại có chốt giữ bằng cơ.
- Có thể theo dõi liên tục áp suất khí SF6 (tùy yêu cầu)
- Bền với các tác động bên ngoài nên có thể dùng được trong những điều kiện môi trường khác nghiệt nhất như khai mỏ, dầu khí
- Có thể kết hợp với cầu chì để tăng cường tính căng bảo vệ.
Đặc biệt công ty có dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp tận tình và có giác cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
4. Tủ điện trung thế có công dụng như thế nào ?
Tủ trung thế được sử dụng để đóng ngắt và bảo vệ các đường dây cung cấp điện trung thế. Tủ điện trung thế thường được lắp đặt trong nhà máy phát điện, các trạm truyền tải và phân phối điện của các công ty điện lực, hay các trạm phân phối điện trong khu công nghiệp, khu dân cư ….
5. Tiêu chuẩn chế tạo tủ trung thế
– TCVN 8096-107:2010, IEC 62271-107:2005: tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp phần 107.
– TCVN 8096-200:2010, IEC 62271-200:2005: tiêu chuẩn về tủ điện đóng cắt và điều khiển cao áp phần 200.
– TCVN 4255:2008, IEC 60529:2001: tiêu chuẩn về cấp bảo vệ của vỏ tủ.
6. Quy trình lắp đặt tủ điện trung thế tổng quát
– Hiểu rõ sơ đồ nguyên lý của hệ thống tủ RMU trung thế cần lắp đặt
– Đọc hiểu bảng vẽ đấu nối nhị thứ các thiết bị bảo vệ và đo đếm cần thiết.
– Đọc hiểu Tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành (Installation and Operation Manual) của nhà sản xuất
– Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện cần thiết cho tủ điện như: đầu nối cáp, cáp điện, nguồn dự phòng, các thiết bị nâng đỡ, các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp
– Tiến hành lắp đặt: tuân thủ các bước trong Tài liệu hướng dẫn lắp đặt vận hành. Sử dụng các dụng cụ cơ khí cầm tay phù hợp.