1.Tủ điện phân phối tổng (MSB)
Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Dòng điện định mức có thể đến 6300A. Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS…. Tủ MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1.
2. Tủ điện phân phối DB.
Tủ điện phân phối DB (Distribution Board) là tủ phân phối được sử dụng trong các mạng điện hạ thế. Vị trí của tủ DB thường là sau các tủ phân phối tổng (MSB) tại các nút. Dòng điện định mức có thể đến 1000A, cung cấp điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối (máy bơm, động cơ, máy móc…). Nó là loại tủ điện nhỏ nhất, nó đặt gần các phụ tải, bên trong tủ chỉ bao gồm MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì. Một số tủ đặc biệt có gắn đồng hồ kWh, Amper kế, Volt kế, bảo vệ mất pha, tụ bù…
Ứng dụng:Tủ phân phối DB thường lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư…
3. Tủ điện ATS.
Tủ ATS là một thiết bị khớp nối với một máy phát điện và hệ thống điện của tòa nhà. Nó theo dõi các nguồn điện và chuyển tín hiệu khởi động đến máy phát điện nếu nguồn điện xảy ra sự cố (mất pha, mất trung tính, thấp áp, quá áp,…) vượt quá khả năng đáp ứng của thiết bị điện hoặc khi sự cố mất điện xảy ra. Điện dự phòng ngay lập tức được cấp vào tủ điện đa dụng chính hoặc một tủ điện khẩn cấp thông qua tủ ATS.Thông thường, tủ ATS có hai đầu vào và một đầu ra. Đầu vào là một máy phát điện dự phòng và nguồn điện. Tủ ATS sẽ tự động bật máy phát điện trong trường hợp mất điện hoặc nó có thể được được bật bằng tay khi một cơn bão đang đến gần hoặc để bảo trì cung cấp điện liên tục (UPS). Máy phát điện được xem là một nguồn điện dự phòng đáng tin cậy và ổn định hơn các nguồn dự phòng khác.Quá trình chuyển mạch của tủ ATS khá giống với các thiết bị chuyển mạch khác. Các quá trình chuyển mạch này có thể làm hỏng các thiết bị cuối. Sự bảo vệ tăng áp luôn luôn được khuyến khích sử dụng cho các thiết bị cuối của ATS.
4. Tủ bù công suất cos ¢ .
Tụ bù hạ thế thường dùng để tích và phóng điện trong mạch điện. Muốn tích điện cho tụ bù người ta nối hai bản cực của tụ bù với nguồn điện. Bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm.
Trong hệ thống điện, tụ bù hạ thế được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ. Nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền. Tụ bù hạ thế là thành phần chính trong tủ điện tụ bù. Bên cạnh các thiết bị khác để đảm bảo hệ thống bù hoạt động thông minh, ổn định và an toàn.
II. Nhóm tủ điện điều khiển .
Tủ điện điều khiển bao gồm nhiều loại tủ điện điều khiển khác nhau, từ tủ điện điều khiển cao cấp đến tủ bù hạ thế, tủ điều khiển động cơ khởi động mềm, tủ điều khiển động cơ khởi động sao/tam giác… mỗi loại tủ điện công nghiệp đều có những chức năng khác nhau nhưng một điều có thể thấy là vỏ tủ được thiết kế cách điện một cách cẩn thận, an tòan cho người sử dụng.
: